Phương thức hoạt động

  • Tiếp cận dựa trên quyền: Sự phân cực giàu – nghèo ngày càng gia tăng, khoảng cách giàu – nghèo giữa thành thị và nông ngày càng nới rộng. Trong đó nhóm người nghèo, người dân tộc vùng sâu, vùng núi đang hạn chế các cơ hội tiếp cần các dịch vụ và kiểm soát các nguồn lực. Việc hạn chế tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực trên là nguyên nhân cơ bản của sự đói nghèo. Từ các hạn chế trên CCD sẽ tập chung xây dựng các hoạt động của mình nhằm hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp cận tốt hơn các nguồn lực cơ bản và từng bước thúc đẩy khả năng tiếp cận của người nghèo, người dân tộc thiểu số đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.
  • Sự tham gia của người dân: Sự tham gia của người dân trong tất cả các hoạt động, chương trình là yếu tố nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững. Sự tham gia ở đây được nhấn mạnh là dành cho người đói nghèo, người dân tộc, phụ nữ trẻ em, những người thường bị hạn chế về quyền tham gia vào việc ra quyết định các vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Các hoạt động của CCD sẽ tập chung vào việc thúc đẩy sự tham gia của người nghèo, người dân tộc vào mọi quá trình thực hiện dự án
  • Phát triển dựa trên nền tảng (thực trạng) của cộng đồng: Nền tảng sẵn có của cộng đồng là cơ sở nhằm hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững. Trong mọi hoạt động và chương trình vai trò của chúng ta sẽ là người hỗ trợ để người dân tự đánh giá được thực trạng của mình tìm ra những điểm yếu và điểm mạnh của công đồng để từ đó chính cộng đồng đưa ra các quyết định về phát triển.
  • Ủng hộ sáng kiến của người nghèo: Người dân là trung tâm của mọi sự thay đổi và phát triển. Các chương trình, hoạt động cần tập chung phát huy, ủng hộ các sáng kiến của cộng đồng đặc biết là các sáng kiến của người nghèo, phụ nữ.
  • Chuỗi giá trị sản phẩm: Người dân nghèo sống chủ yếu từ vào các sản phẩm từ chăn nuôi và trồng trọt, trong khi đó giá trị sản phẩm lại không lằm trong tay người sản xuất ra các sản phẩm. Việc hạn chế các cơ hội tiếp cần thị trường là nguyên nhân làm giảm giá trị sản phẩm của người nghèo làm ra. CCD sẽ tập chung vào việc giúp người nghèo phân tích các chuỗi giá trị đồng thời nâng cao năng lực kinh doanh và cung cấp thông tin thị trường nhằm phân bổ lợi nhuận một cách công bằng hơn, giúp cho người dân đưa ra được các quyết định về phát triển kinh tế.
  • Liên kết và hợp tác: Cuộc sống của người nghèo đang bị ảnh hưởng và chi phối của các tác nhân kinh tế, xã hội của địa phương. Việc xây dựng một liên minh, hợp tác đoàn kết chặt chẽ của các tác nhân tham gia trong quá trình phát triển, nhằm giúp người nghèo, người dân tộc vững tin vào cuộc sống trong tương lai, đồng thời tạo ra tiếng nói và thúc đẩy các chương trình chung. CCD sẽ hoạt động trong quan hệ đối tác, liên minh với người nghèo, người dân tộc, các tổ chức, mạng lưới các cấp.
  • Xây dựng năng lực: Để người nghèo thoát nghèo một các bền vững CCD sẽ tập chung vào việc nâng cao năng lực cho người nghèo và các tổ hợp của họ nhằm giúp họ có thể đối phó với các vấn đề liên quan đề cuộc sống.
  • Giáo dục đánh thức tiềm năng phát triển cộng, thúc đẩy tư duy sáng tạo và kỹ năng cho trẻ em: CCD đặt trong tâm vào việc khơi dậy, đánh thức tiềm năng, nội lực của cộng đồng trên cơ sở văn hóa dân tộc, những kinh nghiệm được đúc kết trong cuộc sống làm lền tăng cho việc giảm nghèo bền vững. Đối với trẻ em tập trung vào thúc đẩy phát triển các kỹ năng và tư duy sáng tạo, trách nhiệm cá nhân, gia đình và xã hộ thông qua các trải nghiệm thực tiễn.
  • Tài chính toàn diện gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững: Xây dựng và phát triển các mô hình tự quản về tiết kiệm và cho vay tại thôn bản, Mô hình Tài chính vi mô phục vụ các đối tượng thu nhập thấp, người dân tộc thiểu số. Từ các cơ chế linh hoạt của mô hình tạo động lực thúc đây xóa đói giảm nghèo “Trao niêm tin – Tạo động lưc”